Ngay ở các quốc gia có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe truyền thống được tiếp cận với giá cả phải chăng, thì chính phủ cũng đang gặp những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và vấn đề tăng giá các dịch vụ y tế.
Tất cả các nước có thể làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng sức khỏe và giải quyết đói nghèo bằng việc tăng độ bao phủ các dịch vụ y tế và cắt giảm gánh nặng do việc chi trả các dịch vụ y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hỗ trợ các quốc gia phát triển hệ thống tài chính y tế nhằm tiến tới và duy trì bao phủ y tế toàn dân. 1. Bao phủ y tế toàn dân đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể sử dụng dịch vụ y tế mà không có bất cứ khó khăn nào về tài chính.
Các nước thành viên của WHO đã thiết lập cho mình một mục tiêu phát triển về hệ thống tài chính của họ để đảm bảo việc bao phủ y tế toàn dân. Bao phủ y tế toàn dân có nghĩa là tất cả mọi người có thể sử dụng các dịch vụ y tế trong khi vẫn được bảo đảm không gặp khó khăn về tài chính do phải chi trả cho các dịch vụ đó.
2. Tất cả mọi người đều có thể nhận được các dịch vụ y tế mà họ cần.
Có một sự khác biệt lớn về độ bao phủ của các dịch vụ y tế thiết yếu giữa các vùng miền trong một nước và giữa các nước với nhau. Ví dụ: một vài nước chỉ có ít hơn 20% số ca sinh được chăm sóc bởi nhân viên y tế có kỹ năng đỡ đẻ, trong khi ở nước khác tỷ lệ này là 100%.
3. Tự chi trả đã đẩy khoảng 100 triệu người vào cảnh đói nghèo mỗi năm.
Mỗi năm, có khoảng 100 triệu người đã bị rơi vào cảnh đói nghèo do việc chi trả trực tiếp các dịch vụ y tế. Để giảm bớt các nguy cơ về tài chính, các nước như Thái Lan đã cho chuyển từ một hệ thống chủ yếu do người dân tự chi trả sang hệ thống trả trước- một sự kết hợp giữa các khoản thuế và bảo hiểm.
4. Cách hiệu quả nhất để đạt được độ bao phủ toàn dân là chia sẽ chi phí cho toàn dân.
Bằng cách này người dân phải đóng góp bắt buộc thông qua các khoản thuế hoặc bảo hiểm như là một nguồn vốn. Họ có thể dùng nguồn vốn này cho những trường hợp ốm đau, không tùy thuộc vào việc họ đã đóng bao nhiêu. Ví dụ, ở Kyrgyzstan, nguồn đóng góp từ các lợi tức chung và tổng số thuế chi cho bảo hiểm đã giúp cải thiện việc sử dụng các dịch vụ y tế.
5. Tất cả các nước đang tiếp tục tìm kiếm thêm kinh phí cho chăm sóc sức khỏe
Ngay cả những nước giàu cũng phải vật lộn để theo kịp với việc tăng chi phí của các tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu y tế ngày càng tăng của người dân. Các quốc gia có thu nhập thấp thường không có đủ nguồn kinh phí để đảm bảo sử dụng cho việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
6. Trong năm 2010, có 79 quốc gia dành ít hơn 10% chi tiêu của chính phủ cho y tế.
Chính phủ các nước cần ưu tiên nhiều hơn cho y tế từ ngân sách của họ bởi vì sự hỗ trợ tài chính bên trong là rất quan trọng để duy trì độ bao phủ y tế toàn cầu trong thời gian lâu dài. Nếu các quốc gia ở Châu Phi tăng chi tiêu của chính phủ cho y tế tới 15% như đã hứa trong tuyên bô Abuja năm 2001 thì cũng có nghĩa là họ đã tăng thêm 29 tỷ USD mỗi năm cho y tế.
7. Các quốc gia đang tìm cách đổi mới để tăng nguồn thu cho y tế
Tất cả các nước có thể cải tiến cách thức thu thuế của họ. Họ cũng còn có thể xem xét việc đưa ra thuế đất đai và sức khỏe. Chẳng hạn như bắt lỗi thuế do buôn thuốc lá và rượu. Ví dụ, Ghana đã tài trợ một phần quỹ bảo hiểm y tế nhờ tăng thuế lên 2,5%.
8. Đến năm 2015, chỉ có tám trong số 49 quốc gia nghèo nhất thế giới có khả năng cung cấp tiền cho các dịch vụ y tế cơ bản từ chính các nguồn lực trong nước.
Tăng cường sự hỗ trợ bên ngoài là vô cùng quan trọng. Cần có sự thống nhất toàn cầu để hỗ trợ cho các nước nghèo nhất. Nếu các quốc gia có thu nhập cao ngay lập tức giữ các cam kết quốc tế của họ trong việc hỗ trợ phát triển chính thức thì sẽ có thể loại trừ được thâm hụt kinh phí ước tính nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sức khỏe.
9. Trên thế giới, 20- 40% nguồn kinh phí dành cho y tế đã bị lãng phí
Nguyên nhân chung nhất của sự thiếu hiệu quả bao gồm sự thiếu năng động của nhân viên y tế, sự trùng lặp các dịch vụ, sự không phù hợp hoặc sử dụng quá thừa thuốc và công nghệ. Ví dụ năm 2008, nước Pháp tiết kiệm 2 tỷ USD vì sử dụng thuốc đồng dạng bất cứ khi nào có thể.
10. Tất cả các nước có thể làm nhiều hơn nữa để hướng tới độ bao phủ y tế toàn dân.
WHO đã phát triển một dự án hành động để hỗ trợ các nước trong việc phát triển chiến lược tài chính y tế hữu hiệu. Rất cần thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan và cải thiện toàn bộ hệ thống y tế một cách tổng thể để tiến tới bao phủ y tế toàn dân.