nep-ngon-tay-quang-mau

Nẹp ngón tay

Công ty TNHH dụng cụ y khoa – trang phục lót Quang Mậu được thành lập vào năm 1988. Với bề dày 25 năm kinh nghiệm sản xuất băng thun y tế, Công ty Quang Mậu đã được các Công ty trang thiết bị y tế  và thiết bị y tế, các bệnh viện công lập, dân lập trên khắp Việt Nam tin cậy chọ làm đối tác chuyên cung cấp sản phẩm băng thun nói riêng và các sản phẩm về dụng cụ y khoa nói chung để phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Mô tả sản phẩm

Bác sĩ thường ra lệnh mang nẹp nghỉ bàn tay, còn gọi là nẹp bất động bàn tay (American Society of Hand Therapists, 1992). Một cái nẹp nghỉ là nẹp tĩnh bất động được các ngón, ngón cái và cổ tay. Các nhà trị liệu có thể làm được một cái nẹp nghỉ bàn tay mà không có chuẩn bị trước hoặc mua trên thị trường. Một số loại bán trên thị trường là loại tháo ráp được hoăc tạo dáng lại được và dùng ngay. Số khác bán theo bộ. Mỗi loại có ưu điểm và khuyết điểm riêng.

Các nhà trị liệu có thể tạo dáng lại nẹp mua theo cỡ bàn tay (nhỏ, vừa, lớn, rất lớn) cho tay trái hay tay phải. Một ưu điểm của nẹp làm sẵn là dùng được ngay; thường chỉ cần thêm dây đai vào. Một khuyết điểm là nó có thể không vừa khít với bệnh nhân.

Một bộ nẹp nghỉ bàn tay điển hình gồm các dây đai và miếng nhựa nước nóng cắt theo hình dáng của nẹp nghỉ bàn tay. Bộ này có bán sẵn trên thị trường theo cỡ (nhỏ, vừa, lớn, rất lớn). Ưu điểm của việc dùng bộ nẹp là tiết kiệm thời gian, nhà trị liệu bằng cách lược bớt từ mẫu đã làm và làm công việc nhúng nước nóng để cắt chỉnh. Khuyết điểm là mẫu không được đo ni theo bệnh nhân. Do đó nẹp cần nhiều điều chỉnh.

Nhà trị liệu có thể đo ni một nẹp nghỉ bàn tay bằng cách vẽ mẫu và chọn vật liệu cho nẹp từ chất liệu nhựa nước nóng. Ưu điểm của cách làm này là có sự vừa khít cho bệnh nhân, khiến gia tăng sự nâng đỡ và thoải mái của nẹp. Khuyết điểm là sự đo ni có thể làm nhà trị liệu tốn nhiều thời gian để hoàn tất nẹp và có lẽ đắt tiền hơn.

Những chỉ định làm nẹp trong chẩn đoán

Những bệnh nhân cần nẹp nghỉ bàn tay thường có bệnh viêm khớp (Ouellette, 1991) hay những vết thương do bỏng ở bàn tay. Nẹp nghỉ bàn tay tạo sự nâng đỡ cục bộ cho các mô ở các ngón, ngón cái và cổ tay.

nep-ngon-tay-quang-mau

Đối với những bệnh viêm nhiễm, vị thế của nẹp nghỉ bàn tay là ở tư thế chức năng hoặc tư thế giữa của khớp (Colditx, 1995) [H. 6-1]. Vị thế chức năng của nẹp đặt cổ tay ở vị thế 20 đến 30 độ duỗi, ngón cái dang, khớp bàn đốt gập 15 đến 20 độ, và tất cả các ngón hơi gập. Nhà trị liệu dùng nẹp này cho những bệnh nhân trong giai đoạn viêm và đau cấp tính (Ziegler, 1984) và với những bệnh nhân không dùng bàn tay cho các hoạt động nhưng cần được nâng đỡ và bất động (Leonard, 1990). Việc dùng nẹp ở những bệnh nhân bị viêm thấp khớp nhằm mục đích nâng đỡ khi đau và viêm vẫn còn đang tranh cãi. Thời gian nâng đỡ (3 tuần hoặc ít hơn) dường như có ích, nhưng lâu hơn có thể gây mất tầm độ vận động (Ouellette, 1991).

Đối với bệnh nhân bị biến dạng nặng hoặc đau nhiều do bệnh viêm khớp thì nẹp nghỉ bàn tay thường đặt cổ tay ở vị thế trung tính hoặc hơi duỗi và nghiêng trụ 5 độ đến 10 độ (Marx, 1992; Geisser, 1984). Ngón cái có thể ở vị thế giữa dang và duỗi để gia tăng sự thoải mái.

Nhà trị liệu không nẹp bệnh nhân bị bỏng ở vị thế chức năng. Thay vào đó, đặt bàn tay vào vị thế chống biến dạng (H.6-2). Vị thế chống biến dạng cho lòng bàn tay hay bỏng viên chu vi: đặt cổ tay ở 30 đến 40 độ duỗi và 0 độ duỗi (trung tính) đối với vết bỏng ở mu bàn tay. Đối với vết bỏng ở mu và mặt lưng, nhà trị liệu nên gập khớp bàn đốt từ 70 đến 90 độ, duỗi hoàn toàn khớp liên đốt gần và xa, dang ngón cái ở vị thế đối diện ngón trỏ và giữa, liên đốt ngón cái duỗi (Salisbury, Reeves, & Wright, 1990). Nẹp được mang trong 72 giờ đầu sau khi bỏng có thể không vừa khít với bệnh nhân sau khi mang được 2 tiếng do phù nhiều thường theo sau vết bỏng. Nhà trị liệu cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân để điều chỉnh nẹp cho phù hợp.

Nhà trị liệu có thể đặt nẹp bàn tay bị đè nghiến ở vị thế cổ tay từ 0 độ đến 30 độ duỗi, khớp bàn đốt từ 60 độ đến 80 độ gập, khớp liên đốt gần và xa duỗi hoàn toàn, ngón cái ở vị thế dang và (liên đốt) duỗi (Colditz,1995). Nẹp bàn tay bị đè nghiến ở vị thế này tạo sự nâng đỡ cho các mô bị tổn thương và giảm sưng, viêm, đau (Stanley & Tribuzi, 1992).

Nẹp nghỉ bàn tay thích hợp để ‘bảo vệ các cấu trúc gân, khớp, bao khớp và dây chằng, và cũng làm giảm nhẹ sự khó chịu do phẫu thuật hay sự xê dịch của các dây thần kinh’ (Leonard, 1990, p. 909). Những chẩn đoán này luôn đòi hỏi những nhà trị liệu chuyên ngành có kinh nghiệm và có thể cho các nẹp khác nhau để mang ban ngày và nẹp nghỉ mang ban đêm. (Xem chương 9 đối với nẹp trong chấn thương dây thần kinh)

Nhà trị liệu đôi khi dùng nẹp nghỉ để điều trị cho bệnh nhân bị tai biến, vốn có nguy cơ xuất hiện co rút do trương lực cơ gia tăng hoặc bị gồng (Malick, 1972) (Xem chương 10 để có thêm thông tin về nẹp một chi trong gia tăng trương lực hoặc độ gồng)

Bảng 6-1 liệt kê những bệnh cảnh thông thường cần mang nẹp nghỉ bàn tay và những thông tin về vị thế bàn tay cũng như lịch mang nẹp. Những nhà trị liệu còn mới với vấn đề này nên ghi nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung và bác sĩ hoặc những nhà trị liệu có kinh nghiệm có thể có phác đồ đặc thù riêng của họ đối với việc đặt vị thế và mang nẹp.

Bảng 6-1 Những bệnh cảnh cần đeo nẹp nghỉ bàn tay

Tình trạng bàn tay Lịch mang nẹp được gợi ý Vị thế
Viêm thấp khớpĐau cấp tính* Mang vừa khít để duy trì càng gần tư thế chức năng càng tốt cho đến khi đau dịu đi, tháo nẹp khi cần làm vệ sinh hoặc để tập luyện, mang suốt ngày và đêm nếu cần. Cổ tay – trung tính hoặc 20 đến 30 độ duỗi tùy vào mức chịu đựng được của bệnh nhân, 15 đến 20 độ gập khớp bàn đốt, 5 đến 10 độ nghiêng trụ; ngón cái ở tư thế thoải mái dang hướng xương quay
Chấn thươngChấn thương bàn tay bị đè nghiến* Mang vừa khít sau chấn thương để giảm đau, phù và sưng và tạo sự nâng đỡ cho các mô bị chấn thương; mang ban đêm; và có thể mang nếu cần suốt giai đoạn đau tăng Cổ tay – duỗi từ 0 đến 30 độ; khớp bàn đốt gập 60 đến 80 độ; khớp liên đốt gần và xa duỗi hoàn toàn; ngón cái dang và duỗi (liên đốt)
Các vết thương do bỏngBỏng mu hay lòng bàn tay* Mang sau khi bỏng; tiếp tục mang cho đến khi bắt đầu sự lành thương; tháo nẹp khi thay băng, vệ sinh và tập luyện Cổ tay – bỏng mặt lòng hoặc bỏng viên chu vi ( từ 30 độ đến 40 độ duỗi), bỏng mặt lưng (0 độ = trung tính); khớp bàn đốt – gập 70 độ đến 90 độ; khớp liên đốt gần và xa- duỗi hoàn toàn; ngón cái – dang, liên đốt duỗi

* các chỉ định cần dựa theo chẩn đoán

MỤC ĐÍCH CỦA NẸP NGHỈ BÀN TAY

Nẹp nghỉ bàn tay có ba mục đích: bất động, đặt vị thế chức năng, làm thẳng trục và làm chậm sự biến dạng thêm (Ziegler, 1984; Malick, 1972) Khi có sưng và đau ở bàn tay, các khớp và vùng xung quanh bị sưng to làm cho vị thế của bàn tay không thật thẳng trục.

Nẹp nghỉ bàn tay có thể làm chậm sự biến dạng thêm ở một số bệnh nhân. Nhà trị liệu có thể làm một cái nẹp cho bệnh nhân bị viêm khớp có dấu hiệu sớm bàn tay lệch trụ bằng cách đặt bệnh nhân vào tư thế trung tính thoải mái với các khớp ở vị thế giữa. Nghỉ có nghĩa là bất động để làm giảm các triệu chứng. Các khớp lúc đó ‘cảm nhận vị thế đúng để tầm vận động khớp tối đa được duy trì’ (Ziegler, 1984, p.34).

CÁC ĐẶC ĐIỂM

Nhà trị liệu phải biết các thành tố của nẹp để điều chỉnh đến vừa khít. Nẹp nghỉ bàn tay có bốn thành tố: máng đỡ cẳng tay, máng đỡ bàn tay, máng đỡ ngón cái, và quai chữ C (H.6-3) (Fess & Philips, 1987).

Máng cẳng tay (thường ở mặt lòng) ở phần đế nẹp và nâng đỡ trọng lượng của cẳng tay. Nhà trị liệu nên áp dụng những nguyên lý sinh cơ học để làm máng dài khoảng hai phần ba chiều dài cẳng tay để cho phép gập khuỷu. Chiều rộng nên bằng nửa chu vi cẳng tay. Đầu gần của nẹp nên làm loe ra hay cuộn (ra ngoài) để tránh tạo vùng bị đè ép.

Máng đỡ bàn tay nâng đỡ các ngón và lòng bàn tay. Nhà trị liệu phải làm máng đỡ bàn tay thích hợp với các cung của bàn tay, để giúp duy trì những chức năng bàn tay như động tác cầm nắm và khum lòng bàn tay. Máng đỡ bàn tay phải đủ rộng để chứa được độ rộng của ngón trỏ, giữa, nhẫn và út khi các ngón này ở vị thế hơi dang. Hai bên máng đỡ nên được uốn cong lên cao khoảng ½ inch. Hai bên được uốn cong tạo thêm độ vững chắc cho máng đỡ và đảm bảo rằng các ngón không bị trượt ra khỏi máng.

DSC04386

Quai ngón cái nâng đỡ ngón cái và nên kéo dài ra thêm khoảng ½ inch kể từ đầu ngón. Sự kéo dài này cho phép toàn bộ ngón cái được nghỉ trong quai. Chiều rộng và sâu của quai nên là nửa chu vi ngón, ở vị thế dang. Nhà trị liệu nên đặt khớp cổ bàn (ngón cái) (CMC) ở 40 độ đến 45 độ dang (Tenney & Lisak, 1986) và duỗi khớp liên đốt và bàn đốt.

Quai chữ C giữ cho hổ khẩu (vùng da giữa ngón cái và trỏ) ở vị thế dang. Nếu hổ khẩu căng, nó làm ức chế việc cầm nắm. Nhìn từ phía xương quay của nẹp, ngón cái, hổ khẩu, và các ngón phải nhìn giống chữ C (xem H. 6-3)

LÀM NẸP NGHỈ BÀN TAY

Bước đầu tiên để làm nẹp nghỉ bàn tay là vẽ ra mẫu giống hình 6-4. Người mới bắt đầu làm nẹp có thể học làm các mẫu nẹp bằng cách theo những chỉ dẫn chi tiết trên văn bản và bằng cách nhìn các hình mẫu nẹp. Khi nhà trị liệu đã có nhiều kinh nghiệm hơn, thì họ có thể dễ dàng vẽ mẫu nẹp mà không cần theo những chỉ dẫn chi tiết hoặc hình vẽ. Những bước sau đây là chi tiết việc làm một cái nẹp nghỉ bàn tay:

  1. Đặt tay của bệnh nhân thẳng, lòng bàn tay úp xuống, các ngón hơi dang trên tờ giấy. Vẽ theo đường viền của tay từ bên này đến bên kia khuỷu.
  2. Khi bàn tay của bệnh nhân vẫn còn đặt trên giấy, đánh dấu những chỗ sau: (1) mỏm trâm quay – A mỏm trâm trụ -B, (2) khớp cổ bàn ngón cái – C, (3) đáy hổ khẩu ngón cái – D, (4) hổ khẩu giữa ngón hai và ba –E và (5) mỏm khuỷu – F
  3. Nhấc tay bệnh nhân ra khỏi giấy. Vẽ một đường đánh dấu hai phần ba chiều dài cẳng tay. Sau đó đánh dấu đường này bằng chữ G. Sau đó, từ đường G, kéo dài ra hai bên đường viền mỗi bên 1 đến 1½ inch. Từ điểm A dời ra phía xương quay khoảng 1 inch đánh dấu H. Từ điểm B dời ra phía xương trụ đánh dấu I.
  4. Vẽ một đường thẳng đứng đứt đoạn từ điểm giữa hổ khẩu ngón hai và ba (E) khoảng 3 inch thẳng xuống lòng bàn tay. Vẽ một đường ngang từ điểm đáy hổ khẩu ngón cái (D) về phía bờ trụ cho đến khi nó cắt đường thẳng đứng đứt đoạn vừa rồi. Đánh dấu điểm giao nhau của hai đường thằng là J. Từ D ra phía xương quay khoảng 1 inch đánh dấu điểm N.
  5. Vẽ một đường không đứt đoạn, thẳng đứng từ J về phía cổ tay, sau đó vẽ uốn cong để nó cắt điểm C trên mẫu vẽ (xem H. 6-4). Phần này trên mẫu là quai ngón cái. Sau khi cắt C, vẽ uốn cong lên phía trên cho đến khi nó vào khoảng giữa điểm N và D.
  6. Từ khớp liên đốt gần ngón trỏ ra ngoài phía xương quay khoảng 1 inch đánh dấu điểm K. Cách đỉnh ngón giữa 1 inch đánh dấu điểm L. Từ khớp liên đốt gần ngón út ra ngoài phía xương trụ đánh dấu điểm M.
  7. Từ điểm kết thúc giữa N và D, tiếp tục vẽ lên cho đường này qua K, tiếp tục đi lên bo góc rồi qua L. Từ L bo góc để nối đường này vào M sau đó qua I. Tiếp tục vẽ nối nó với đường G. Nối đầu mút phía xương quay của đường G lên H. Từ H, nối lên C. Vẽ hơi cong để nó nối được với C (H.6-4)
  8. Cắt mẫu ra. Cũng cắt đường không đứt đoạn của quai ngón cái nữa. Không được cắt đường đứt đoạn.
  9. Áp mẫu lên bệnh nhân. Làm ẩm giấy cho phép lượng giá chi tiết hơn độ vừa khít của mẫu. Điều chỉnh nếu cần (vd, thêm vào, lược bỏ bớt) trên mẫu.
  10. Áp mẫu lên nhựa nước nóng để vẽ lại đường viền bằng viết chì.
  11. Nhúng nước nóng miếng nhựa.
  12. Cắt mẫu ra khỏi miếng nhựa rồi nhúng mẫu lại.
  13. Hướng dẫn bệnh nhân đặt tay trên bàn thả lỏng khuỷu. Cẳng tay chống thẳng và bàn tay thả lỏng. Mặc dù có một số miếng nhựa nước nóng bị dãn nếu để thẳng đứng trong quá trình tạo dáng, nhưng vị thế thẳng đứng cho phép kiểm soát tốt nhất vị thế của cổ tay. Nắn hình miếng nhựa trên bàn tay bệnh nhân và điều chỉnh theo đó.
  14. Làm dây đai vào máng bàn tay, quai ngón cái, và máng cẳng tay (H.6-5)

Các mẹo kỹ thuật để làm cho nẹp được khít

  1. Đối với bệnh nhân cẳng tay nhiều thịt thì mẫu nẹp cần nới hơn 1 inch ra mỗi bên. Để cho chính xác, hãy đo chu vi cẳng tay của bệnh nhân và làm mẫu bằng nửa chu vi đó.
  2. Chọn loại nhựa nước nóng đủ mạnh và rắn chắc, tránh loại dãn quá. Chất liệu nẹp phải đủ chắc để nâng đỡ toàn bộ bàn tay, cổ tay và cẳng tay. Chất liệu nhựa nước nóng mà nhà trị liệu có thể nhúng nóng lại nhiều lần thì hữu ích nếu nẹp cần được điều chỉnh.
  3. Hãy đảm bảo rằng nẹp nâng đỡ được vùng cổ tay tốt. Nếu quai ngón cái bị cắt quá khớp cổ bàn ngón cái, thì sự nâng đỡ cổ tay bị hụt.
  4. Đo khớp của bệnh nhân bằng thước đo khớp  (goniometer)  trước khi nẹp để bảo đảm một tư thế trị liệu đúng.
  5. Khi làm dây đai, bảo đảm rằng đặt dây đai đầu gần ở khớp liên đốt gần, đầu gần của khớp liên đốt ngón cái, và ngang đầu gần và đầu xa của cẳng tay (H. 6-4)
  6. Uốn máng bàn tay của nẹp theo bàn tay để duy trì được cung lòng bàn tay. Máng bàn tay phải đủ rộng để nâng đỡ thoải mái chiều rộng của ngón trỏ, giữa, nhẫn và út.
  7. Hãy đảm bảo rằng quai chữ C ôm theo hổ khẩu ngón cái (H.6-6)
  8. Kiểm tra xem quai ngón cái có đủ dài và rộng chưa. Kéo dài thêm hoặc tỉa bớt nếu cần.

LỊCH MANG NẸP

Lịch mang nẹp nghỉ bàn tay thay đổi tùy theo chẩn đoán bệnh cảnh, mục đích mang nẹp, và lệnh của bác sĩ (xem bảng 6-1). Bệnh nhân bị bệnh viêm thấp khớp thường mang nẹp nghỉ bàn tay ban đêm. Họ cũng có thể mang nẹp nghỉ ban ngày để nâng đỡ thêm, nhưng nên tháo nẹp ra ít nhất một lần trong ngày để vệ sinh và tập bài tập phù hợp. Bệnh nhân phải nẹp hai tay có thể chọn nẹp luân phiên đổi từng tay mỗi đêm.

Bệnh nhân còn mang nẹp nghỉ bàn tay trong quá trình lành thương sau bỏng. Sau khi lành thương, bệnh nhân có thể mang nẹp ban ngày có vỏ áp lực hay khuôn đàn hồi để gia tăng tầm vận động khớp bằng việc kiểm soát việc sinh sẹo. Thêm vào việc mang nẹp ngày, bệnh nhân bị bỏng có thể mang nẹp nghỉ bàn tay ban đêm để duy trì chiều dài tối đa của vùng da đang lành và tạo sự nâng đỡ và thẳng trục theo chức năng.

NHỮNG ĐIỀU PHÒNG TRÁNH ĐỐI VỚI NẸP NGHỈ BÀN TAY

Nhà trị liệu nên biết những điều phòng tránh khi mang nẹp cho bệnh nhân. Nếu chẩn đoán cho phép, nhà trị liệu nên hướng dẫn bệnh nhân tháo nẹp để tập tầm vận động khớp theo lịch để ngăn ngừa sự cứng đờ và kiểm soát phù.

  1. Nhà trị liệu nên giám sát bệnh nhân đối với các vùng chịu áp lực của nẹp. Ở các chấn thương do bỏng và các vết thương hở, nhà trị liệu phải thường xuyên điều chỉnh nẹp vào các đợt thay băng.
  2. Để tránh nhiễm trùng, nhà trị liệu phải dạy bệnh nhân hoặc người chăm sóc cách rửa nẹp khi vết thương hở bị rò rỉ dịch. Sau khi tháo nẹp, bệnh nhân hay người chăm sóc có thể rửa bằng nước ấm, nước xà phòng, nước oxy già hoặc cồn và lau khô bằng vải sạch.
  3. Đối với một cái nẹp nghỉ bàn tay cho bệnh nhân ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), vật thay thế và dụng cụ phải được khử càng sạch càng tốt. Cẩn thận lên kế hoạch về các nhu yếu trước khi đến phòng chăm sóc đặc biệt giúp tránh việc phải đi lại quá nhiều lần ra vào. Người làm nẹp trong phòng này có thể trưng dụng một người giúp việc hay nhà trị liệu khác để giúp làm nẹp cho người bệnh bỏng. Nhà trị liệu làm việc trong môi trường vô trùng phải theo phác đồ điều trị của khoa theo những điều phòng tránh thường quy.
  4. Tùy vào nội quy của khoa phòng, phải thực hiện nhiều việc khác nhau đảm bảo việc mang nẹp và chăm sóc nẹp sao cho tối ưu. Nhà trị liệu nên cân nhắc đến việc treo một lịch mang nẹp trên đầu giường bệnh nhân. Sự phòng ngừa này đặc biệt hữu ích nếu người khác chịu trách nhiệm mang và tháo nẹp. Hình chụp bệnh nhân mang nẹp và dán hình lên bên giường hoặc vào bệnh án có thể giúp việc mang nẹp cho đúng. Nhà trị liệu nên thông báo cho các thành viên của đội điều dưỡng lịch mang nẹp và hướng dẫn chăm sóc nẹp.
  5. Khi nẹp cho bệnh nhân ở ICU, nhà trị liệu phải thăm khám lại ít nhất là một lần sau khi mang nẹp xem sự vừa khít  và sự chịu đựng nẹp của bệnh nhân. Nẹp ở bệnh nhân bỏng đòi hỏi được điều chỉnh thường xuyên, và khi bệnh nhân hồi phục, thiết kế nẹp có thể thay đổi nhiều lần.
  6. Bệnh nhân bị viêm thấp khớp có thể hưởng lợi từ nẹp nước nóng mỏng hơn (mỏng hơn 1/8 inch). Loại nẹp này sức nặng lên các khớp bị đau (Melvin, 1982)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Be the first to review “Nẹp ngón tay”